Tấm sàn nhẹ
Tấm sàn xi măng nhẹ Duraflex Vĩnh Tường – sự gắn kết của công trình
Như chúng ta đã biết, Tấm sàn xi măng nhẹ Duraflex Vĩnh Tường là sản phẩm thuộc tập đoàn Saint Gobain Pháp – là một loại vật liệu nhẹ ưu việt trong xây dựng, có nhiều tính năng cách nhiệt, chống cháy, cách âm tốt, đặc biệt là khả năng chịu ẩm cao, bền thời tiết nên có thể sử dụng trong môi trường tiếp xúc nước như hồ bơi, phòng tắm và các ứng dụng thi công trần, tường sàn ngoài trời. Sản phẩm chống mối mọt, mục nát, chống phân rã lên đến 50 năm.
Về cấu tạo Tấm sàn xi măng nhẹ Duraflex Vĩnh Tường: Được sản xuất từ nguyên liệu xi măng Portland, Cát Silicate, và sợi Cellulose, được sản xuất dưới dạng tấm kích thước chuẩn 1,22m x 2,44m, độ dày linh hoạt từ 3,5 – 4,0 – 4,5 mm ứng dụng cho làm trần chịu nước cho đến những độ dày lớn hơn từ 6mm đến 20mm ứng dụng làm vách, sàn, tường ngăn trong nhà và ngoài trời
Tấm sàn xi măng nhẹ Duraflex Vĩnh Tường có nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
– Chịu nước tuyệt vơì.
– Chống cháy, cách âm cách nhiệt tốt.
– Chịu lực chịu uốn cao so với các sản phẩm tấm xi măng khác trên thị trường.
– Chống mối mọt, ẩm mốc tuyệt đối.
– Không cong vênh biến dạng.
– Thi công nhanh chóng, giảm kết cấu móng và hệ khung nhà.
– Giảm giá thành thi công.
– Nhẹ hơn đổ bê tông truyền thống, bê tông xuân mai, gạch nhẹ, gạch truyền thống.
Xem thêm>>> 3 loại tấm bê tông nhẹ đúc sẵn – tấm sàn nhẹ sử dụng phổ biến trong xây dựng
Nhờ vào những ưu điểm vượt trội nên tấm sàn xi măng nhẹ Duraflex ứng dụng đa năng trong xây dựng:
Duraflex là một trong những sản phẩm hàng đầu được ưa chuộng trên thị trường xây dựng hiện nay, tấm sàn nhẹ Duraflex Vĩnh Tường được khách hàng tin dùng để thi công các công trình như:
- Ứng dụng làm sàn giả, sàn nâng, gác lửng, sàn siêu nhẹ hay sàn kỹ thuật.
- Làm vách, tường ngăn trong nhà hoặc ngoài trời. Rút ngắn thời gian thi công tới 1/3 so với xây tường gạch truyền thống. Vật liệu có kết cấu nhẹ, giảm được tải trọng móng, từ đó tiết kiệm được chi phí thi công.
- Ứng dụng phổ biến trong các công trình làm nhà trọ, văn phòng cho thuê, nhà tiền chế, nhà kho, nhà xưởng, nhà lắp ghép. ứng dụng làm lam che nắng ngoài trời, làm hàng rào, sàn cầu thang, ốp tường.
- Làm trần nhà (có thể làm trần nổi hoặc trần chìm tùy theo kích cỡ của sản phẩm).
Các bước thi công vách ngăn, tường ngăn bằng tấm Duraflex.
Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt khung xương bằng máy Lazer
– Xác định vị trí lắp đặt thanh ngang và thanh dọc bằng máy Lazer cho độ chính xác tuyệt đối. Sử dụng dụng cụ bật mực chuyên dụng để đánh dấu các vị trí lắp đặt thanh theo tia lazer.
Bước 2: Lắp đặt thanh ngang C76 dưới sàn và trên trần
- Tiến hành khoan lỗ và bắt tắc kê sắt cố định thanh ngang U75 (Tùy thuộc vào độ dày thiết kế của vách ngăn để chọn lựa kích thước thanh C52, C64, C76, C92 hoặc C102).
- Các tắc kê sắt được lắp so le và cách nhau max = 400mm và cách mép 50mm. Lắp đặt thanh C76 ngang vào hệ trần. Độ lệch cho phép giữa thanh U trên và dưới là 2mm.
- Lắp đặt thanh ngang C76 lên sàn bằng tắc kê thép
- Tắc kê thép cách nhau max=400mm
Bước 3: Lắp đặt thanh dọc U75
Lắp đặt thanh dọc U75 vào tường bằng tắc kê sắt (Sử dụng các thanh dọc U51, U63, U75, U90 hoặc U100 tương ứng với kích thước thanh U ngang). Khoảng cách giữa các thanh dọc là 610mm (hoặc 406mm hay 305mm) tùy vào loại tấm và bề dày vách.
- Sử dụng vít dù hoặc đinh rivet để liên kết thanh dọc và thanh ngang. Độ hở của thanh dọc trên và dưới ≤ 5mm.
- Khoảng cách giữa các thanh dọc là 610mm (hoặc 406mm hay 305mm) tùy vào loại tấm và bề dày vách
Bước 4: Lắp đặt thanh ngang phụ C76
– Lắp đặt các thanh phụ C76 bằng vít dù hoặc đinh rivet với khoảng cách 610mm (hoặc 406mm hay 305mm) tùy vào loại tấm và bề dày vách. Các thanh phụ giúp khung xương thêm chắc chắn và tránh được tình trạng nứt mối nối ngang của vách Duraflex sau khi sơn bả.
Bước 5: Bố trí đường ống và lắp đặt các thiết bị điện nước.
- Việc bố trí đường ống điện nước âm tường phải thực hiện trước khi thi công lắp đặt tấm để dể lắp đặt và tăng độ thẩm mỹ.
- Bố trí đường ống và lắp đặt các thiết bị điện nước.
Gia cố vị trí cửa
– Tại vị trí cửa đi sẽ chịu nhiều lực tác động nên cần phải gia cố kỹ để tránh hiện tượng nứt vách.
- Cố định thanh ngang C76 dưới sàn và trên trần. Cắt và bẻ vuông thanh U với khoảng cách 30mm.
Ghép 2 thanh C76 để gia cố thanh đứng làm đố bắt bảng lề cửa.
- Liên kết thanh đứng và thanh ngang bằng vít dù hoặc đinh rivet. Sau đó kiểm tra lại độ thẳng cạnh của thanh đứng.
- Sau khi gia cố vị trí cửa đi (nếu có) sẽ tiến hành lắp đặt tấm Duraflex.
Bước 6: Lắp đặt các tấm Duraflex
- Các tấm Duraflex 6mm hoặc 8mm được lắp so le với nhau với khoảng cách 1 khung xương 610mm (hoặc 406mm hay 305mm). Khoảng hở tại vị trí mối nối là 3-5mm.
- Khoan lã và bắn vít đen chuyên dụng để liên kết tấm Duraflex vào hệ khung xương. Khoảng cách vít bắn tấm là 200mm đối với hàng vít cạnh tấm và 300mm đối với hàng vít phía trong. Vị trí bắn vít cách góc ≥ 50mm và cách mép tấm ≥ 12mm.
- Khoảng cách vít bắn tấm là 200mm đối với hàng vít cạnh tấm và 300mm đối với hàng vít phía trong
- Vị trí bắn vít cách góc ≥ 50mm và cách mép tấm ≥ 12mm.
Bước 7: Xử lý mối nối tấm xi măng Duraflex và che đầu vít
Tiến hành xử lý mối nối tấm xi măng bằng keo xử lý mối nối chuyên dụng Jade” Solution. Sử dụng keo xử lý mối nối để che bít tại các đầu vít.
- Sau khi xử lý mối nối hệ vách ngăn tấm Duraflex. Tiến hành sơn hoặc sử dụng giấy dán tường để hoàn thiện bề mặt vách.
- Sử dụng vít treo vật nặng Hilti để lắp đặt các thiết bị lên vách ngăn bằng tấm Duraflex như: tivi, kệ tủ…
- Hệ vách ngăn, tường ngăn Duraflex có khả năng chịu được vật nặng 30-40kg tại một điểm treo vật.
Hiện nay, công nghệ thi công trần nhà bằng tấm Duraflex ngày càng từng bước chuyên nghiệp hóa, nâng cao cả về chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Trần nhà Duraflex đáp ứng được sự đỏi hỏi, tỉ mỹ cao của những khách hàng khó tính nhất. Thi công Duraflex làm trần không những giúp căn nhà của bạn sang trọng hơn, bền đẹp hơn nó còn có thể ngăn bụi bẩn, ẩm mốc và thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe con người.